Khi bạn đeo niềng răng, mảng bám và các mảnh thức ăn thừa sẽ có thêm nơi để tích tụ. Nếu không làm sạch đúng cách, chúng sẽ là điều kiện gây ra các bệnh răng miệng, ảnh hưởng tới hiệu quả chỉnh nha. Nhưng bạn đừng lo! Với 4 trợ thủ đắc lực sau đây, vấn đề vệ sinh răng miệng khi niềng răng chỉ là chuyện nhỏ.
Mục lục
Điều gì có thể xảy ra nếu không làm sạch răng khi niềng?
Mảng bám hình thành rất nhanh chóng, chỉ sau vài giờ kể từ lúc bạn thưởng thức bữa ăn của mình. Khi mảng bám không được làm sạch, nó sẽ tích tụ nhiều hơn và vôi hóa tạo thành cao răng.
Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ và khiến hơi thở có mùi khó chịu, nó còn là “đất sống” của vi khuẩn. Hàng tỉ vi khuẩn trong cao răng sẽ phát tán độc tố ăn mòn men răng, dẫn tới sâu răng và các bệnh về nướu khác. Nếu nhẹ, bạn có thể bị viêm nướu, nhưng nặng hơn, cao răng có thể gây ra viêm nha chu. Viêm nha chu có thể làm tụt nướu, khiến chân răng lộ ra, các tổ chức nâng đỡ chân răng suy yếu, dẫn tới lung lay, thậm chí là rụng răng.
Nếu như răng không đủ chắc khỏe, việc áp dụng lực siết của mắc cài và dây cung sẽ kém hiệu quả, răng khó nắn chỉnh về đúng vị trí như mong muốn.
Chưa kể, các bệnh răng miệng cũng có thể là điều kiện khởi phát nhiễm trùng toàn thân, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, các bệnh tim mạch hay thậm chí là đột quỵ.
Làm sạch răng miệng khi niềng răng có thể mất thời gian hơn 3 – 4 lần so với trước đây, nhưng nó là điều thực sự cần thiết để giữ cho hàm răng của bạn khỏe mạnh, hỗ trợ việc niềng răng.
Xem chi tiết: Mối liên hệ giữa vệ sinh răng miệng – chỉnh nha và sức khỏe của bạn
4 trợ thủ đắc lực giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả khi niềng răng
2. Bàn chải kẽ
Bàn chải đánh răng thường sẽ không thể làm sạch tối ưu các bề mặt bị che khuất bởi khí cụ niềng răng. Chính vì thế, bạn cần tới sự trợ giúp của bàn chải kẽ.
Bàn chải kẽ được thiết kế với đầu rất nhỏ, gồm một thanh thép có gắn các sợi lông mảnh để có thể luồn qua khe răng dễ dàng, giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa bị dắt lại tại đây. Thậm chí, đầu bàn chải có thể uốn cong nên bạn có thể sử dụng nó để quét qua các bề mặt khó làm sạch như bên trong răng hàm lớn. Nếu thực hiện đúng thao tác, mảng bám trong răng có thể được làm sạch tới 95% nhờ có loại bàn chải này.
Hiện nay, có hai loại bàn chải kẽ phổ biến, đó là bàn chải kẽ chữ I và loại chữ L.
- Bàn chải hình chữ I thường được sử dụng để làm sạch các răng phía trước.
- Bàn chải hình chữ L được thiết kế có góc cố định để làm sạch cách răng ở phía sau, chẳng hạn như răng hàm lớn.
Lưu ý khi lựa chọn bàn chải kẽ: Mỗi người có kết cấu khung hàm khác nhau, do đó cần lựa chọn bàn chải kẽ có kích thước phù hợp, vừa đủ lọt qua kẽ răng. Nếu sử dụng loại quá lớn, bạn có thể bị chảy máu lợi trong quá trình sử dụng. Vì vậy, hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ chỉnh nha để chọn được sản phẩm thích hợp với mình.
Gợi ý cho bạn một số loại bàn chải kẽ thông dụng:
- Bàn chải kẽ răng Okamura Asahi
- Bàn chải kẽ răng Curaprox
- Bàn chải kẽ răng Medicare
- Bàn chải kẽ răng Dr.Polir
Hướng dẫn sử dụng bàn chải kẽ đúng cách:
Bước 1: Đặt đầu lông bàn chải vào khe giữa hai răng – vị trí cần làm sạch. Tìm góc chèn phù hợp và dùng với lực tay vừa phải để đẩy đầu bàn chải vào nửa chừng khe răng.
Bước 2: Tiếp đến, duy trì lực đó, giữ cho tay cầm bàn chải nằm ngang một góc 90 độ so với răng.
Bước 3: Không đẩy bàn chải vào sâu hơn nữa, mà xoay nghiêng bàn chải về phía lợi và di chuyển đều tại khe răng. Sau khi làm sạch kẽ răng, rút bàn chải ra ngoài. Tiếp tục thực hiện với các khe răng khác.
Lưu ý khi sử dụng:
- Tránh dùng lực quá mạnh khi xoay bàn chải trong khe răng để không làm tổn thương nướu.
- Thông thường, sau mỗi 3 tháng sử dụng, bạn nên thay bàn chải kẽ và bàn chải mềm loại mới, đặc biệt là khi bạn đang đeo niềng răng, vì kim loại thường sẽ làm mòn bàn chải đánh răng nhanh hơn nhiều so với chỉ răng của bạn.
3. Nước súc miệng
Với những người niềng răng, sử dụng nước súc miệng là bước rất quan trọng để hỗ trợ sức khỏe răng miệng, tiêu diệt bất kì vi khuẩn nào còn sót lại trong khoang miệng. Nước súc miệng có thể tiêu diệt tới 99% vi khuẩn trong miệng. Nó cũng có thể giúp giảm và ngăn ngừa chứng hôi miệng.
Nước súc miệng không chỉ sử dụng sau khi bạn kết thúc toàn bộ quy trình vệ sinh răng miệng tại nhà, nó còn là bảo bối giúp bạn vệ sinh răng miệng tạm thời những khi ra ngoài, không có điều kiện chải răng kĩ.
Hướng dẫn cách sử dụng nước súc miệng khi niềng răng:
- Bước 1: Sau khi đánh răng, hãy lấy một lượng nước súc miệng vừa đủ ra nắp chai hoặc cốc nhỏ (lượng nước súc miệng cần sử dụng được in trên bao bì chai) – không pha loãng dung dịch này với nước.
- Bước 2: Ngậm nước súc miệng và súc trong vòng 30 – 60s (tùy từng sản phẩm) rồi nhổ ra.
Lưu ý: Sau ít nhất 30 phút kể từ khi sử dụng nước súc miệng, bạn mới nên ăn uống trở lại.
Có rất nhiều loại nước súc miệng khác nhau trên thị trường, như nước súc miệng có cồn, nước súc miệng không cồn, nước súc miệng thảo dược…nhưng bạn nên tìm mua loại nước súc miệng có chứa fluoride giúp bảo vệ và làm răng chắc khỏe hơn trong suốt quá trình chỉnh nha. Hãy tham khảo thêm ý kiến của nha sĩ để tìm được loại nước súc miệng tốt cho bạn.
Tham khảo: Nước súc miệng cho người niềng răng loại nào tốt?
1. Chỉ nha khoa
Có thể bạn cho rằng việc sử dụng chỉ nha khoa khi niềng răng là không thể, bởi các khe răng bị chắn bởi hệ thống mắc cài và dây cung. Thực tế thì bạn hoàn toàn có thể làm sạch miệng với chỉ nha khoa, nhưng sẽ khó khăn và tốn thời gian hơn một chút so với răng thường.
Hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa khi niềng răng:
Mặc dù dùng chỉ nha khoa với mắc cài rất phức tạp, nhưng bạn có thể thực hành được nếu thực hiện theo các bước sau:
- Lấy 1 đoạn chỉ nha khoa (dài khoảng 45cm), tiếp đó cuộn hai đầu sợi chỉ nha khoa vào hai ngón tay, ở giữa là 1 đoạn chỉ khoảng 4cm.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái để giữ chỉ nha khoa và làm sạch kẽ răng bằng cách đưa lên đưa xuống giữa kẽ răng. Bạn cần hết sức cẩn thận trong các thao tác để sợi chỉ không bị mắc vào làm ảnh hưởng đến các khí cụ có trong miệng.
- Dùng chỉ nha khoa 3 lần/ ngày nếu bạn có thể.
Bạn nên chọn loại chỉ nha khoa chuyên biệt cho người niềng răng để làm sạch răng miệng hiệu quả hơn. Tránh dùng lực kéo quá mạnh làm ảnh hưởng tới khí cụ niềng răng.
4. Tăm nước
Trên thực tế, nếu bạn cảm thấy khó khăn khi sử dụng chỉ nha khoa, có một có một giải pháp khác đơn giản và hiệu quả hơn để làm sạch sâu các kẽ răng, đó là sử dụng máy tăm nước.
Về cơ bản, máy tăm nước có một đầu xịt nhỏ tạo ra tia nước ở áp suất cao, nước sẽ đẩy các chất bẩn trong kẽ răng ra ngoài dễ dàng hơn mà bạn không cần phải dùng tay và mất thời gian luồn lách qua dây cung hay chẳng may làm đau nướu như khi dùng chỉ nha khoa.
Mặc dù các loại máy tăm nước sẽ khác biệt về kích thước hay tính năng, nhưng đa phần chúng được cấu thành từ 3 bộ phận sau:
- Motor dùng để bơm nước từ bình đựng qua các ống dẫn đến với đầu phun để tạo ra các tia nước với áp suất nhất định
- Bình đựng nước
- Các đầu xịt nước để làm sạch răng
Máy tăm nước có rất nhiều ưu điểm nổi trội, tuy nhiên, nó có chi phí đắt hơn nhiều so với các dụng cụ vệ sinh răng miệng truyền thống khác, giá của một sản phẩm có thể dao động từ vài trăm nghìn cho đến một vài triệu đồng.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để chọn loại tăm nước phù hợp và kết hợp đánh răng bằng bàn chải thường để có kết quả tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo một số loại máy tăm nước sau:
Máy tăm nước du lịch Waterpik Cordless Plus WP462
- Máy tăm nước Procare KHD13
- Máy tăm nước Procare KHT102
- Máy tăm nước Waterpulse V400 Plus
- Máy tăm nước Waterjet Cordless Advanced
- Máy tăm nước Rio DCIR
Một vài mẹo giúp bạn chăm sóc răng miệng khoa học hơn khi niềng răng
Học cách giữ cho răng miệng sạch sẽ trong quá trình chỉnh nha có vẻ rất khó đối với những người mới niềng răng, nhất là những tuần đầu tiên. Nhưng sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu như bạn áp dụng những quy tắc và lời khuyên khi vệ sinh răng miệng được Nha khoa Thúy Đức chia sẻ ngay dưới đây:
- Mặc dù mắc cài rất chắc chắn và cứng cáp, nhưng điều quan trọng vẫn là sử dụng bàn chải nhẹ nhàng. Lông bàn chải quá cứng có thể làm lỏng các khí cụ chỉnh nha, vì thế hãy chọn bàn chải răng có đầu lông mềm, khi chải răng hãy điều chỉnh với lực chà vừa phải. (Xem thêm: Các loại bàn chải cần thiết nên sử dụng khi niềng răng)
- Khi niềng răng, nguy cơ bị sâu răng cao hơn, vì thế lời khuyên của các chuyên gia nha khoa dành cho bạn đó là nên sử dụng kem đánh răng có fluor.
- Trước khi bắt đầu đánh răng và sau khi đánh răng xong, hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa sạch bàn chải đánh răng của mình. Điều này ngăn không cho bất kỳ mẩu thức ăn nào mắc vào lông bàn chải, bởi vi khuẩn có thể sinh sôi trên bề mặt bàn chải bẩn gây ảnh hưởng cho việc giữ vệ sinh răng miệng của bạn.
- Vi khuẩn không chỉ bám trên răng và mắc cài, nó còn tồn tại ở lưỡi nên bạn cần phải chải lưỡi cẩn thận để loại bỏ tất cả các tàn dư của thức ăn thu hút vi khuẩn. Bạn sẽ nhận thấy cảm giác sạch hơn trong miệng sau đó.
- Thông thường, bạn chỉ cần chải răng trong khoảng 2 phút là đủ, nhưng khi trên răng có gắn mắc cài, hãy dành thêm thời gian cho nó, bạn có thể mất thêm nhiều thời gian hơn, những hãy cố gắng để tận hưởng kết quả sau cùng.
- Đánh răng nên được thực hiện tối thiểu 2 lần một ngày và tốt nhất là sau mỗi bữa ăn.
- Sau mỗi bữa ăn, nếu không có điều kiện để đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, bạn có thể súc miệng với nước lọc để loại bỏ những mẩu thức ăn mắc kẹt trong mắc cài của bạn. Sẽ tiện lợi hơn nếu bạn mang theo một chai nước súc miệng bên mình để sử dụng khi cần.
- Súc miệng với dầu dừa là mẹo khá hữu ích để làm sạch nhanh chóng nếu bạn thiếu kem đánh răng. Nó chứa các yếu tố chống vi khuẩn và thậm chí có thể chống sâu răng.
- Bạn cũng có thể lấy một ít baking soda, trộn với một ít nước và tạo thành hỗn hợp để làm sạch răng. Mặc dù biện pháp này không nên áp dụng thường xuyên, nhưng nó sẽ có tác dụng chữa cháy nhất định khi bạn rơi vào tình thế khó xử.
Hãy chuẩn bị để dành thời gian chăm sóc răng miệng dài gấp 3 lần khi bạn đang niềng răng. Đừng lo lắng, nếu đó là vấn đề thời gian. Nếu bạn không chú ý đến vệ sinh răng miệng trong khi răng đang được sắp xếp lại, nguy cơ mắc các bệnh về nướu sẽ tăng lên. Ngoài ra, chăm sóc răng miệng khoa học sẽ giúp bạn có được kết quả mĩ mãn với hàm răng trắng – đều – đẹp sau thời gian chỉnh nha.
Hiểu đầy đủ về : 9 lợi ích của niềng răng – bác sĩ chỉnh nha tiết lộ với bạn
Hiện nay, tại Việt Nam, bác sĩ Phạm Hồng Đức là chuyên gia chỉnh nha hiếm hoi có đủ tiêu chuẩn là thành viên của hiệp hội bác sĩ chỉnh nha Hoa Kỳ (American Association for orthodontist – AAO). Với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực Chỉnh nha, bác sĩ Phạm Hồng Đức sẽ khiến bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng khám chữa bệnh!
———————
- Địa chỉ duy nhất: Nha khoa Thúy Đức – Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, HN.
- Liên hệ: số điện thoại 093.186.3366 (hoặc inbox trực tiếp cho page) để được tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ Đức.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page